Rượu vang nóng – đặc sản mùa Giáng sinh năm nay

Rượu vang nóng là món uống phổ biến của người châu Âu mỗi dịp Giáng Sinh. Cách thưởng thức vang nóng cũng rất khác biệt theo vùng miền.
Khi nói đến ẩm thực Pháp hay châu Âu sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc tới rượu vang, vốn gắn liền với văn hóa ẩm thực của họ từ rất lâu đời. Khi đến Pháp, chúng ta sẽ thấy rượu vang có mặt gần như trong mỗi dịp xum họp bạn bè và gia đình, nhất là mùa Giáng sinh và Năm mới.

Ngày nay văn hóa uống rượu vang đã lan tỏa ra khắp thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Rượu vang được sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới, và mỗi vùng đất có những hương vị đặc trưng riêng. Cùng với sự đa dạng của các chủng loại loại nho, người làm rượu có thể tạo ra nhiều loại vang khác nhau, phổ biến nhất là vang đỏ, vang hồng, vang trắng và vang vàng.

Thưởng thức rượu vang cần phải tinh tế. Để làm dậy tất cả hương vị và kết hợp hoàn hảo rượu vang với món ăn, các chuyên gia ẩm thực đi đến phát hiện đầy thú vị là cần phải thay đổi điều kiện nhiệt độ khi uống. Nhiệt độ này lại tùy thuộc vào từng loại vang khác nhau. Ví dụ, vang đỏ nên dùng ở nhiệt độ từ 15-17 độ C; vang hồng từ 8-10 độ C; vang trắng từ 10-14 độ C…

Và phải kể đến “rượu vang nóng” – món uống phổ biến của người châu Âu mỗi dịp Giáng Sinh về. Cách thưởng thức vang nóng rất khác biệt.

Chuyện kể rằng vào thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên, người La Mã nghĩ ra cách hâm nóng rượu trước khi uống để bảo vệ cơ thể khỏi cái lạnh của mùa đông, chống lại bệnh tật và tăng cường sức khỏe. Họ đem rượu vang đỏ đun sôi lên, cho thêm vào một số loại gia vị như mật ong, tiêu, lá nguyệt quế, hạt óc chó, quả chà là… và uống khi còn nóng.

Đọc tiếp “Rượu vang nóng – đặc sản mùa Giáng sinh năm nay”

Ninh Thuận áp dụng trồng nho công nghệ cao

Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Ninh Thuận, tổng diện tích đất có lợi thế phát triển cây nho trong tỉnh khoảng 7.100 ha; trong đó trên 4.000 ha chủ động nước.
 
Ông Phan Quang Thựu, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh, cho biết hiện ngành đã hoàn thành quy hoạch vùng sản xuất nho ăn tươi an toàn, áp dụng công nghệ cao để canh tác, với diện tích trên 2.500 ha tại các huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Thuận Nam, Ninh Sơn và TP Phan Rang – Tháp Chàm và ít nhất 250 ha nho để làm rượu tại 2 xã Mỹ Sơn, Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn. “Diện tích nho làm rượu nho nói trên nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho Công ty Vang nho Ladorafarm đang được xây dựng tại Ninh Thuận” – ông Thựu cho biết.
Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2020, nho sẽ trở lại là cây trồng chủ lực của tỉnh
Nghề trồng nho ở Ninh Thuận bắt đầu từ cuối thập niên 70 (thế kỷ trước) với giống nho truyền thống là Red Cardinal. Hiện giống nho nói trên cho năng suất suy giảm trầm trọng, khả năng kháng bệnh yếu. Trước thực trạng này, Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố đã lai tạo thành công một số giống nho như NH-0148, NH01-152, Black Queen trồng phổ biến tại một số vùng chuyên canh của Ninh Thuận, từng bước thay thế giống nho cũ. Ngoài ra, Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận cũng quy hoạch 3 vùng trồng nho tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích 100 ha kết hợp sơ chế, để bán buôn theo hướng thương phẩm chất lượng cao tại phường Văn Hải (TP Phan Rang – Tháp Chàm), xã Nhơn Sơn (huyện Ninh Sơn), thị trấn Khánh Hải, (huyện Ninh Hải).
Ông Trần Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, khẳng định nho được xác định là cây trồng chủ lực của địa phương nên ngoài việc tiếp tục mở rộng quy hoạch sản xuất nho an toàn, tỉnh đã chỉ đạo ngành NN-PTNT tiếp tục hỗ trợ nông dân sản xuất, bảo đảm hài hòa lợi ích cho các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị nho và các sản phẩm sau nho. Mục tiêu của tỉnh Ninh Thuận là đến năm 2020, nho sẽ trở thành trái cây thương phẩm có giá trị kinh tế cao.
nguồn: nld